Công Ty Cổ Phần CL Công Ty Cổ Phần CL 2022-06-15T06:55:48Z https://congtycl.com.vn/feed/atom/ WordPress Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Đốt chất thải phát điện, xu hướng công nghệ phổ biến trên thế giới]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2358 2022-06-15T06:55:48Z 2022-06-15T06:55:45Z Với những ưu điểm nổi bật như giảm 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi…, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng […]

The post Đốt chất thải phát điện, xu hướng công nghệ phổ biến trên thế giới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Với những ưu điểm nổi bật như giảm 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi…, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ KH&CN), lượng chất thải rắn (CTR) toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày.Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến compost… Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình là một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc.Ở Châu Âu, sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý CTR. Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce – RES) và nếu cơ sở đốt chất thải phát điện do tư nhân điều hành sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế.Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển. Tại quốc gia này, trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%, lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo.Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.Ở Nhật Bản, so với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là quốc gia đi đầu trong việc phân loại chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed – Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

Cán bộ, kỹ sư Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thực hiện công tác kiểm tra định kỳ.

Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%.Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%, trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.Để xử lý lượng chất thải này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện.Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH. Hơi nước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện. Về cơ bản có thể coi nhà máy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là CTRSH.Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH. Điển hình có Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ; Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình; Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW…Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Hà Nội với 2 dự án lớn gồm Nhà máy đốt chất thải phát điện công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021 và Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023. Tại TP.HCM cũng có dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chất thải Tây Bắc xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi) có công suất xử lý đốt chất thải phát điện 2.000 tấn/ngày đêm. Tại Đồng Nai có dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có công suất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW…

Nguồn: VietQ.vn

The post Đốt chất thải phát điện, xu hướng công nghệ phổ biến trên thế giới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2353 2022-06-15T02:11:44Z 2022-06-15T02:11:42Z Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn, nhưng việc phát triển các nguồn điện này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm. Tính đến cuối tháng 6/2019, mới có 9 dự án điện gió với tổng công suất 304,6 MW được đưa vào vận hành, 82 dự án […]

The post TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo rất lớn, nhưng việc phát triển các nguồn điện này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm. Tính đến cuối tháng 6/2019, mới có 9 dự án điện gió với tổng công suất 304,6 MW được đưa vào vận hành, 82 dự án điện mặt trời với công suất 4.464 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức về việc sử dụng đất, vốn, đấu nối, giải tỏa công suất, về hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ mới và hiệu quả kinh tế, về nguồn dự phòng, về cơ chế chính sách, luôn đặt ra cho các nhà quản lý trong quá trình định hướng, xây dựng chính sách phát triển nguồn điện tái tạo.

KỲ 1: TỔNG QUAN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

1. Tổng quan

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh, 2016) đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể như: Ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện; Mục tiêu cụ thể là ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030; Quy hoạch phát triển nguồn điện đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…), từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện, cụ thể như sau:

1/ Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống lũ, cấp nước, sản xuất điện); nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích năng vào vận hành phù hợp với phát triển của hệ thống điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện. Tổng công suất các nguồn thủy điện (bao gồm cả thủy điện vừa và nhỏ, thủy điện tích năng) từ gần 17.000 MW hiện nay (2016) lên khoảng 21.600 MW vào năm 2020, khoảng 24.600 MW vào năm 2025 (thủy điện tích năng 1.200 MW) và khoảng 27.800 MW vào năm 2030 (thủy điện tích năng 2.400 MW).

2/ Đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 140 MW hiện nay lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.

3/ Phát triển điện sử dụng nguồn năng lượng sinh khối: Đồng phát điện tại các nhà máy đường, nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm; thực hiện đồng đốt nhiên liệu sinh khối với than tại các nhà máy điện than; phát điện từ chất thải rắn… Tỷ trọng điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối đạt khoảng 1% vào năm 2020, khoảng 1,2% vào năm 2025 và khoảng 2,1% vào năm 2030.

4/ Đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà. Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030.

2. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học…

Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam phát triển thành công nhiều dự án năng lượng tái tạo với 285 nhà máy thủy điện nhỏ, tổng công suất khoảng 3.322 MW; 08 nhà máy điện gió, tổng công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối, tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW. Về điện mặt trời, hơn 100 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tiềm năng phát triển điện gió:

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng. Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65 m, tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112 GW được đánh giá là có tiềm năng năng lượng gió tốt (Bảng 1).

Ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng với tiềm năng điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công suất điện gió.

Bảng 1. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 65m:

Nguồn: WB (2001).

Hiện có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW (Bảng 2), trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.

Bảng 2. Các nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành:

Nguồn: EMC tổng hợp.

Bên cạnh đó, 18 dự án nhà máy/trang trại điện gió đã được khởi công và đang trong quá trình xây dựng với tổng công suất 812 MW (Bảng 3), trong đó có 2 dự án có công suất từ 100 MW trở lên là Bạc Liêu 3 và Khai Long (Cà Mau), còn lại 16 dự án có quy mô công suất nhỏ từ 20 MW đến 65 MW.

Bảng 3. Các nhà máy/trang trại điện gió đang xây dựng:

Nguồn: EMC tổng hợp.

Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030, tiềm năng công suất dự kiến hơn 22.000 MW, chi tiết của một số tỉnh như sau: Bình Thuận 1.570 MW, Ninh Thuận 1.429 MW, Cà Mau 5.894 MW, Trà Vinh 1.608 MW, Sóc Trăng 1.155 MW, Bạc Liêu 2.507 MW, Bến Tre 1.520 MW, Quảng Trị 6.707 MW. Tuy nhiên, từ tiềm năng đến hiện thực luôn có khoảng cách, nhưng khoảng cách về điện gió ở Việt Nam lại “quá xa” mà nguyên nhân do có quá nhiều rào cản, khó khăn về pháp lý, kỹ thuật, tài chính, nhân lực và chủ đầu tư dự án.

Tiềm năng điện mặt trời:

Tiềm năng năng lượng mặt trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897 – 2102 giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng 1400 – 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 – 2700 giờ/năm.

Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.

Theo EVN, tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện chỉ có 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất chưa tới 150 MW. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, đến 30/6/2019 đã có trên 4.464 MW điện mặt trời đã hòa lưới, trong số đó có 72 nhà máy điện mặt trời thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) với tổng công suất 4.189 MW và 10 nhà máy điện thuộc quyền điều khiển của các Trung tâm điều độ miền với tổng công suất 275 MW. Như vậy, nguồn điện mặt trời đã chiếm tỷ lệ 8,28% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2019, A0 sẽ tiếp tục đóng điện đưa vào vận hành thêm 13 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 630 MW, nâng tổng số nhà máy điện mặt trời trong toàn hệ thống lên 95 nhà máy.

Đây là sự bổ sung quý giá đối với hệ thống trong điều kiện nguồn điện đang khó khăn, tuy nhiên một số lượng lớn các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành trong thời gian ngắn đã và đang gây không ít khó khăn, thách thức cho công tác vận hành hệ thống điện. Nguyên nhân là do tính chất bất định, phụ thuộc vào thời tiết của loại hình nguồn điện này. Bên cạnh đó, việc phát triển nóng và ồ ạt các dự án điện mặt trời tập trung tại một số tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk đã gây ra hiện tượng quá tải lưới 110 kV, 220 kV tại các khu vực trên.

Tiềm năng năng lượng sinh khối:

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là gỗ năng lượng, phế thải – phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối. Tiềm năng nguồn sinh khối từ phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ có tổng công suất khoảng 400 MW.

Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông – lâm – hải sản.

Một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán được với giá khoảng hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh).

Cuối năm 2013, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200 – 2.100 đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta.

Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại nước ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang được triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…

Tiềm năng thủy điện nhỏ:

Hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, được phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Tiềm năng thủy điện nhỏ phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thủy điện vẫn là nguồn năng lượng tái tạo có công suất cao nhất, đóng góp khoảng 40% vào tổng công suất điện quốc gia. Tiềm năng thuỷ điện nhỏ là rất lớn với hơn 2.200 sông suối với chiều dài hơn 10km. Trong đó 90% là các sông suối nhỏ, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển thủy điện nhỏ. Tiềm năng kỹ thuật các thủy điện nhỏ quy mô dưới 30 MW khoảng 25 tỷ kWh/năm (gần 7.000 MW) và đến cuối năm 2018 đã có trên 3.300 MW thủy điện nhỏ được đưa vào vận hành như đã nói ở trên./.

Nguồn: nangluongvietnam.vn

The post TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Điện sinh khối xu hướng phát triển mới]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2347 2022-06-14T09:26:25Z 2022-06-14T09:26:23Z Sản xuất điện sinh khối ngày càng phổ biến vì hiệu quả năng lượng cao, bảo vệ môi trường và các ưu điểm khác. Đây là loại năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nên đã nhận được sự đầu tư phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, giá FiT cũng tương đối hợp lý để […]

The post Điện sinh khối xu hướng phát triển mới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Sản xuất điện sinh khối ngày càng phổ biến vì hiệu quả năng lượng cao, bảo vệ môi trường và các ưu điểm khác. Đây là loại năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nên đã nhận được sự đầu tư phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, giá FiT cũng tương đối hợp lý để thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án điện sinh khối. Bài viết này, PECC3 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành này.

Điện sinh khối xu hướng phát triển mới

Tìm hiểu điện sinh khối là gì?

Sinh khối là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ các vật liệu có nguồn gốc sinh học như cây công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp có thể được sử dụng làm năng lượng.

Điện sinh khối là điện được tạo ra từ nguyên liệu sinh khối. Sinh khối có thể được chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua nhiều phương pháp khác nhau như đốt trực tiếp, nhiệt phân, khí hóa và phân hủy kỵ khí. Các phương pháp khác nhau sử dụng các loại sinh khối khác nhau.

Điện sinh khối là điện được tạo ra từ nguyên liệu sinh khối

Năng lượng gió là một trong những dạng năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới và có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2020 là năm tăng trưởng cao nhất của ngành điện gió toàn cầu.

Tiềm năng phát triển điện sinh khối tại Việt Nam
Là một trong những quốc gia nằm trong vùng phân bố ánh sáng mặt trời hàng năm nhiều nhất thế giới. Việt Nam được đánh giá có nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn cũng như nguồn nguyên liệu sinh khối dồi dào. Ước tính mỗi năm có hơn 160 triệu tấn.

Việt Nam cũng được giới chuyên môn đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng sinh khối như chất thải nông nghiệp, nước thải đô thị được phân bố rộng khắp cả nước. Đặc biệt, một số dạng sinh khối có thể tạo ra nhiệt, điện. Trung bình, cứ 5 kg trấu có thể tạo ra 1 KW điện.

Việt Nam cũng được giới chuyên môn đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng sinh khối

Như vậy Việt Nam có thể sử dụng hàng triệu tấn trấu để tạo ra hàng trăm MW điện mỗi năm. Đồng bằng sông Cửu Long chứa một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp khoảng 50% tổng lượng phế thải nông nghiệp của cả nước. Đồng bằng sông Hồng chiếm 15% tổng sản lượng của cả nước.

Ước tính đến năm 2030 và 2050, tổng tiềm năng năng lượng sinh khối lần lượt đạt 113 triệu MWh và 120 triệu MWh. Đến năm 2030, năng lượng sinh khối trên cả nước sẽ tăng khoảng 1,9%/năm.

Một số nhà máy sản xuất điện sinh khối tại Việt Nam

Hiện Việt Nam đang triển khai một số dự án xây dựng nhà máy điện sinh học. Điển hình như dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh tại Phú Thọ ở phía Bắc. Công suất lắp máy 40MW, công suất phát điện 331,5 triệu kWh / năm. Còn tại miền Nam phải kể đến nhà máy nhiệt điện sinh khối (biomass) tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (Bình Phước) có công suất thiết kế 19 MW, cung cấp hơi nước 70m3/giờ.

Các dự án nhà máy điện trấu với công suất lắp đặt bình quân 10MW/nhà máy tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng lượng trấu chiếm gần 55% tổng lượng trấu cả nước cũng là nơi có nhu cầu sử dụng nhiệt và điện rất lớn.

Một số nhà máy sản xuất điện sinh khối tại Việt Nam

– Nhà máy An Khê có công suất 95 MW Điện sinh khối được xây dựng tại tỉnh Gia Lai

– Tại Khánh Hòa cũng được xây dựng nhà máy Đường Khánh Hòa có công suất 60 MW

– Nhà máy Điện sinh khối KCP – Phú Yên đạt công suất 30 MW.

– Không thể không kể đến nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang, công suất 25 MW, tỉnh Tuyên Quang.

PECC3 nhận thấy rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất điện sinh khối hiện nay và trong tương lai. Đây là điểm sáng để phát triển hệ thống lưới điện và năng lượng tái tạo giúp tạo nên cuộc sống tốt đẹp nhất.

Nguồn: EVN

The post Điện sinh khối xu hướng phát triển mới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Xu hướng nghiên cứu công nghệ đốt cháy chất thải phát điện]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2271 2022-04-21T06:12:19Z 2022-04-21T06:12:17Z Xử lý chất thải là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hiện nay, các quốc gia và các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến công nghệ xử lý chất thải, mà còn quan tâm đến công nghệ thu hồi năng lượng từ quá trình […]

The post Xu hướng nghiên cứu công nghệ đốt cháy chất thải phát điện appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Xử lý chất thải là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hiện nay, các quốc gia và các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến công nghệ xử lý chất thải, mà còn quan tâm đến công nghệ thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ tận dụng nhiệt thu hồi từ các lò đốt chất thải để tạo ra điện năng. Để có được cái nhìn tổng quan về xu hướng nghiên cứu công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới, thông tin từ các bằng sáng chế trong lĩnh vực này sẽ được tổng hợp và phân tích dưới đây.

Xu hướng nộp đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực công nghệ đốt chất thải phát điện

Hình 1. Xu hướng nộp đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực công nghệ đốt chất thải phát điện (1997 – 2020)

Thông qua phân tích số liệu về số lượng đơn đăng ký sáng chế được công bố về công nghệ, thiết bị đốt chất thải phát điện trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2020, số lượng đơn đăng ký sáng chế được công bố có tăng, có giảm theo từng năm nhưng xu hướng chung là tăng dần theo thời gian. Trong đó, số lượng đơn đăng ký sáng chế được công bố tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2017 cho tới nay. Khi khảo sát lượng đơn đăng ký sáng chế qua các năm, có thể thấy rõ sự gia tăng số lượng sáng chế, cụ thể như sau: Năm 2001 có 53 đơn đăng ký sáng chế được công bố; năm 2011 có 70 đơn đăng ký sáng chế được công bố; năm 2020 có 90 đơn đăng ký sáng chế được công bố.

Những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đốt chất thải phát điện

Hình 2. Đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu tại các quốc gia trên thế giới

Hình 2 cung cấp số liệu đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu tại các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ đốt chất thải phát điện. Thông tin này phản ánh hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ này tại các quốc gia vì thông thường một công nghệ được nghiên cứu tại quốc gia nào sẽ được nộp đơn đăng ký sáng chế lần đầu tại quốc gia đó. Số liệu này cho thấy các quốc gia nổi bật trong hoạt động nghiên cứu công nghệ đốt chất thải phát điện là: Nhật Bản có 313 đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu; Trung Quốc có 265 đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu; Đức có 201 đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu và Hoa Kỳ có 126 đơn đăng ký sáng chế được nộp lần đầu. Có thể thấy rằng Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ đốt chất thải phát điện.

Một trong những tập đoàn tiên phong trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện tại Nhật Bản là Tập đoàn Hitachi Zosen. Tập đoàn này sở hữu 73 sáng chế trong công nghệ đốt chất thải phát điện và có kinh nghiệm gần 50 năm trong nghiên cứu và áp dụng công nghệ này. Tập đoàn Hitachi Zosen xây dựng 60 nhà máy sản xuất điện từ chất thải tại các vùng khác nhau của Nhật Bản, như được thể hiện trong Hình 3, với tổng công suất đầu ra đạt khoảng 350 MW. Tập đoàn Hitachi Zosen cũng đã xây dựng nhiều nhà máy đốt chất thải phát điện cho các nước trên thế giới với 7 nhà máy tại Hàn Quốc, 5 nhà máy tại Đài Loan và 12 nhà máy tại Trung Quốc.

Hình 3. Các nhà máy sản xuất điện từ chất thải do Hitachi Zosen xây dựng tại Nhật Bản
Nguồn: JASE Sản phẩm và Công nghệ Năng lượng Thông minh của Nhật Bản

Hình 4 mô tả quy trình cơ bản của hệ thống đốt chất thải phát điện của Tập đoàn Hitachi Zosen. Chất thải được tập hợp vào trong hố chất thải sau đó thông qua cần trục đưa chất thải vào buồng đốt, chất thải được đốt bằng khí cung cấp thông qua lưới kiểu lò đốt. Nồi hơi thu hồi nhiệt từ khí nóng ở nhiệt độ cao khoảng 800C, hơi nước từ nồi hơi được đưa đến tuabin hơi nước để sản xuất điện. Khí xả của quá trình đốt đã được thu hồi nhiệt được xử lý trong hệ thống xử lý khí xả và khí thải vào môi trường đảm bảo sạch theo tiêu chuẩn môi trường. Chất thải rắn sau khi đốt (xỉ) và tro bay được thu hồi với tổng khối lượng giảm chỉ còn khoảng 10% so với chất thải ban đầu được đem chôn.

Hình 4. Quy trình sản xuất điện từ chất thải của Tập đoàn Hitachi Zosen
Nguồn: JASE Sản phẩm và Công nghệ Năng lượng Thông minh của Nhật Bản
Hình 5. Nhà máy xử lý chất thải phát điện Nedo – Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội
Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO)

Tại Việt Nam, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện đầu tiên (nhà máy Nedo) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội được khánh thành cuối năm 2016 với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW. Tổng mức đầu tư của dự án là trên 645 tỷ đồng. Toàn bộ thiết bị và công nghệ vận hành của Nhà máy đều do Công ty Hitachi Zosen cung cấp và chuyển giao.

Nguồn: Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ

The post Xu hướng nghiên cứu công nghệ đốt cháy chất thải phát điện appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2260 2022-04-15T07:16:42Z 2022-04-15T07:16:39Z Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện […]

The post Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi…

Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện trên thế giới

Lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng, từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025. Chất thải từ các thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày. Do đó, việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi việc chôn lấp chất thải trở nên lạc hậu và kém hiệu hiệu quả, nhiều phương pháp xử lý mới đã được phát triển như đốt, chế biến compost… Nhiều quốc gia thậm chí còn tận dụng chất thải để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất điện và gặt hái được nhiều thành công, điển hình là một số nước Châu Âu, Nhật và Trung Quốc.

Sơ đồ nhà máy điện đốt chất thải và phát điện điển hình – Nguồn Vietnamnet

Ở Châu Âu: sau khi lệnh cấm chôn lấp chất thải không qua xử lý được ban hành, nhiều lò đốt chất thải đã được xây dựng để xử lý chất thải rắn (CTR). Gần đây, một số thành phố đã bắt đầu xây dựng và đưa nhiều lò đốt CTR phát điện đi vào hoạt động. Tại châu Âu, điện tạo ra từ chất thải được coi là từ một nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy Resorce – RES) và nếu cơ sở đốt chất thải phát điện do tư nhân điều hành thì sẽ được hưởng một số khoản ưu đãi thuế.

Điển hình của việc áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện là Thụy Điển: trong số chất thải cần xử lý, lượng chất thải cần phải chôn lấp chỉ chiếm khoảng 1%,  lượng chất thải được tái chế chiếm 47% và lượng chất thải được đốt để sản xuất nhiệt và điện chiếm 52%. Thụy Điển đã thiết lập mạng lưới đốt chất thải để thu lại nguồn điện, hoà vào mạng điện Quốc gia và 50% lượng điện năng tiêu thụ trong nước là từ năng lượng tái tạo.

Để đáp ứng “nhu cầu về chất thải” rất lớn này, người dân Thuỵ Điển đã và đang thực hiện theo một quy trình phân loại chất thải rất khoa học, kể từ những năm 1970. Tuy nhiên lượng chất thải trong nước vẫn không đủ, Thuỵ Điển còn phải nhập khẩu chất thải từ các nước khác. Đây là một chính sách thông minh, Thuỵ Điển không những tận dụng rất tốt “tài nguyên chất thải”, mà còn được các nước lân cận trả tiền để “sử dụng” chất thải hộ.

Ở Nhật Bản: So với các nước Châu Âu, Nhật Bản không phải là Quốc gia đi đầu về tái chế chất thải. Nhưng họ là Quốc gia đi đầu trong việc phân loại chất thải và xử lý chất thải hiệu quả, trong đó phải kể đến việc đốt chất thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Circulating fluidized bed – Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi).

Công nghệ CFB xử lý chất thải bằng cách vùi chất thải vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy chất thải. Chất thải bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu khó tiêu hủy. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện. (1)

Ở Trung Quốc: Đốt chất thải phát điện trở thành xu thế mới tại Trung Quốc. Do nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa cao, mỗi năm Trung Quốc thải ra 250 triệu tấn chất thải. Chất thải sinh hoạt một mặt đang tạo áp lực rất lớn đối với môi trường và sự phát triển của đô thị, mặt khác lại là nguồn tài nguyên đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Việc khai thác chất thải cũng trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tại quốc gia này.

Công tác xử lý đốt chất thải đô thị của Trung Quốc phát triển khá nhanh, khả năng xử lý đốt chất thải của năm 2011 tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đạt 940 tấn/ngày. Đến cuối năm 2012, có 142 nhà máy đốt chất thải sinh hoạt phát điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành hoạt động, tổng quy mô xử lý là 124 nghìn tấn, tổng công suất lắp đặt khoảng 2.600 MW. Phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc có bước khởi đầu khá muộn. Nhà máy phát điện nhờ chất thải đầu tiên được đưa vào vận hành năm 1987, thiết bị kỹ thuật chủ yếu đều nhập từ nước ngoài.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ thiết bị lò đốt nhập khẩu đến lò chế tạo trong nước rồi đến lò hơi tầng sôi tuần hoàn đã khiến cho ngành công nghiệp phát điện nhờ chất thải tại Trung Quốc đi từ không đến có, đồng thời đạt được sự phát triển nhanh chóng. Hiện tại, số lượng hệ thống đốt chất thải mới xây tại Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa của thế giới. Hiện nay, khả năng đốt chất thải phát điện trên toàn Trung Quốc có thể đạt trên 310 nghìn tấn/ngày. (2)

Xu hướng công nghệ lò đốt chất thải kết hợp phát điện ở Việt Nam

Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cả nước phát sinh trung bình 64.658 tấn CTRSH, trong đó khu vực đô thị chiếm 55%, khu vực nông thôn chiếm 45%. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH tại khu vực đô thị trung bình đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%, trong số chất thải rắn thu gom được, khoảng 71% (tương đương 35.000 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bã thải từ các cơ sở chế biến compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt); 16% (tương đương 7.900 tấn/ngày) được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% (tương đương 6.400 tấn/ngày) được xử lý bằng phương pháp đốt.

Để xử lý lượng chất thải rắn này, hiện trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số cơ sở áp dụng phương pháp đốt CTRSH kết hợp nhiều phương pháp xử lý, trong đó phải kể đến phương pháp đốt thu hồi năng lượng phát điện.

Quy trình công nghệ đốt chất thải phát điện như sau: lò đốt được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hơi để thu hồi nhiệt năng từ việc đốt CTRSH. Hơi nước sinh ra được sử dụng để chạy tua-bin phát điện. Về cơ bản có thể coi nhà máy đốt CTRSH phát điện là một nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là CTRSH. Hiện nay, nhiều nhà máy, tổ chức tại Việt Nam đã lựa chọn nghiên cứu áp dụng công nghệ đốt chất thải phát điện trong xử lý CTRSH. Điển hình có Khu xử lý CTR ấp Trường Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai của Cần Thơ, Nhà máy phân loại xử lý CTRSH, sản xuất điện và phân bón khoáng hữu cơ xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch của Quảng Bình, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội (nhà máy NEDO) với công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng phát điện với công suất 1.930 kW… Nhiều địa phương khác đang trong quá trình nghiên cứu để đầu tư như Hà Nội với 2 dự án lớn gồm: Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; và Nhà máy Đốt chất thải phát điện công suất 1.500 tấn/ngày tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023; Thành phố Hồ Chí Minh với dự án Nhà máy đốt chất thải phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại Khu xử lý chất thải Tây Bắc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có công suất xử lý đốt chất thải phát điện 2.000 tấn/ngày đêm; Đồng Nai với dự án Điện chất thải Vĩnh Tân có công suất xử lý 600 tấn chất thải/ngày, công suất phát điện 30MW…

Nguồn: https://www.most.gov.vn/

The post Công nghệ đốt chất thải phát điện trên thế giới và tại Việt Nam appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Năng lượng tái tạo sẽ thống trị công suất điện trên toàn thế giới]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2256 2022-04-15T07:01:48Z 2022-04-15T07:00:40Z Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 1/12 cho thấy: Năng lượng tái tạo chiếm gần 95% mức tăng công suất điện trên thế giới cho đến năm 2026. Cột mốc quan trọng trên được đưa ra mặc dù chi phí vật liệu được sử dụng để sản xuất các […]

The post Năng lượng tái tạo sẽ thống trị công suất điện trên toàn thế giới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 1/12 cho thấy: Năng lượng tái tạo chiếm gần 95% mức tăng công suất điện trên thế giới cho đến năm 2026.

Cột mốc quan trọng trên được đưa ra mặc dù chi phí vật liệu được sử dụng để sản xuất các tấm pin mặt trời và tuabin gió ngày càng tăng. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Việc bổ sung điện năng tái tạo kỷ lục trong năm nay là 290 gigawatt là một dấu hiệu khác cho thấy một nền kinh tế năng lượng toàn cầu mới đang hình thành”.

“Giá năng lượng và hàng hóa cao mà chúng ta đang thấy ngày nay đặt ra những thách thức mới cho ngành công nghiệp tái tạo, nhưng giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao cũng khiến năng lượng tái tạo trở nên cạnh tranh hơn”.

IEA cho biết thêm, công suất điện tái tạo vào năm 2026 sẽ bằng tổng công suất toàn cầu hiện tại của nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân.

IEA cho biết các chính sách mạnh mẽ hơn của chính phủ và các mục tiêu về khí hậu, được đưa ra bởi các cam kết tại hội nghị COP26 ở Glasgow vào tháng trước, đang thúc đẩy sự gia tăng nhưng tốc độ tăng năng lượng tái tạo cần phải tăng tốc để hạn chế nhiệt độ tăng.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công suất mới và đi trước 4 năm so với mục tiêu cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời, năng lượng gió của riêng mình. Trong khi Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi số lượng lắp đặt mới từ 2015-2020.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thể hiện thế mạnh năng lượng sạch của mình, với việc mở rộng năng lượng tái tạo cho thấy nước này có thể đạt được mức cao nhất về lượng khí thải CO2 trước năm 2030.

Tuy nhiên, IEA cảnh báo rằng trong 5 năm tới lượng bổ sung trung bình hàng năm của công suất năng lượng mặt trời và gió sẽ cần tăng gần gấp đôi so với dự đoán hiện tại của cơ quan để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong khi tăng trưởng nhu cầu hàng năm đối với nhiên liệu sinh học sẽ cần tăng gấp 4 lần.

Theo IEA: “Để năng lượng tái tạo đi đúng hướng vào năm 2050, các chính phủ không chỉ cần giải quyết các thách thức về chính sách và thực thi hiện tại mà còn phải gia tăng tham vọng đối với tất cả các mục đích sử dụng năng lượng tái tạo”.

Nguồn: https://moit.gov.vn/

The post Năng lượng tái tạo sẽ thống trị công suất điện trên toàn thế giới appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Hội nghị COP26 bế mạc với thỏa thuận lịch sử]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2251 2022-04-12T02:48:29Z 2022-04-12T02:48:27Z Tại COP26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact). Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã […]

The post Hội nghị COP26 bế mạc với thỏa thuận lịch sử appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Tại COP26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact).

Các đại biểu chụp ảnh sau khi Hội nghị COP26 kết thúc. Ảnh: Reuters

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.

Ông Alok Sharma, Chủ tịch hội nghị, không thể giấu nổi sự rất xúc động khi tuyên bố rằng không có quyền phủ quyết nào từ gần 200 phái đoàn quốc gia có mặt tại Glasgow, từ các siêu cường sử dụng nhiên liệu than và khí đốt đến các nhà sản xuất dầu mỏ và các đảo ở Thái Bình Dương.

Financial Times đưa tin ngày 14/11 (giờ địa phương), qua hiệp ước Glasgow, 197 quốc gia thành viên trong hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris cam kết “tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém”.

Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

Hiệp ước bao gồm một nội dung quan trọng, kêu gọi việc “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, đồng thời thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”. Đây là được xem là bước ngoặt lớn bởi lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ.

Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải “xem xét lại và củng cố” các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau”, để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu  ở mức “dưới 2 độ C” hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của LHQ, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 5 năm một lần.

Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm; đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Tổn thất và thiệt hại – một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển – đã được đưa vào Hiệp ước, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ, nếu phù hợp, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động này.

“Kỷ nguyên của than đá đang kết thúc”

Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết thỏa thuận đã đặt trọng tâm “chưa từng có” vào tổn thất và thiệt hại theo nguyên tắc các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về sự nóng lên toàn cầu, nên bồi thường cho những nước nghèo do tác động của biến đổi khí hậu. Ông cũng cho hay Hiệp ước dù “không hoàn hảo” nhưng cho thấy “sự đồng thuận và ủng hộ”.

Các nhà quan sát đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow là một chiến thắng với việc lần đầu tiên một thỏa thuận của LHQ đã đề cập rõ ràng tới than đá, nhiên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính lớn nhất.

Trong 14 ngày diễn ra Hội nghị, các nước tham dự đã đưa ra một loạt các cam kết quan trọng, trong đó nổi bật là hơn 100 quốc gia cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, gồm Brazil, quê hương của rừng nhiệt đới Amazon. Gần 100 nước cũng cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan, được xem là một trong những cách tốt nhất để giảm nhanh sự nóng lên toàn cầu.

Ngoài ra, đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than – chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 – và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu. Một liên minh mới các quốc gia cam kết đặt ra thời hạn chấm dứt sử dụng dầu mỏ và khí đốt đồng thời ngừng cấp giấy phép thăm dò mới cũng được ra mắt tại COP26.

Tại Hội nghị, Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, theo đó hai nước cam kết sẽ hợp tác trong thập kỷ tới để xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, đồng thời giải quyết các vấn đề về phát thải khí mêtan, chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm phát thải carbon. Thỏa thuận giữa hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới được xem là một bước quan trọng để đạt mục tiêu khống chế mức gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris.

COP26 cũng chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130 nghìn tỷ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Các nhà quan sát đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow là một chiến thắng với việc lần đầu tiên một thỏa thuận của LHQ đã đề cập rõ ràng tới than đá, nhiên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính lớn nhất.

Theo Reuters, thỏa thuận đã mang lại cho các quốc gia nghèo nhất những cam kết lớn lao hơn, khi kêu gọi các nước giàu tăng gấp đôi tài chính cho thích ứng với khí hậu vào năm 2025 từ mức năm 2019, cung cấp tài trợ vốn là nhu cầu chính của các quốc đảo nhỏ tại hội nghị.

Nguồn: An Bình (baochinhphu.vn)

The post Hội nghị COP26 bế mạc với thỏa thuận lịch sử appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Cần nhanh chóng cấm đồ nhựa dùng một lần]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2246 2022-04-12T02:43:22Z 2022-04-12T02:38:27Z Chỉ riêng chị bán xôi trước trường tiểu học quê tôi mỗi sáng đã thải 200 hộp xốp, thìa và túi nhựa. Bữa sáng hàng ngày của nhiều học sinh trường tiểu học quê tôi gồm xôi, ruốc hoặc xúc xích… đựng trong một hộp xốp, kèm theo thìa nhựa. Tất cả được đựng trong […]

The post Cần nhanh chóng cấm đồ nhựa dùng một lần appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Chỉ riêng chị bán xôi trước trường tiểu học quê tôi mỗi sáng đã thải 200 hộp xốp, thìa và túi nhựa.

Bữa sáng hàng ngày của nhiều học sinh trường tiểu học quê tôi gồm xôi, ruốc hoặc xúc xích… đựng trong một hộp xốp, kèm theo thìa nhựa. Tất cả được đựng trong một túi nylon.

Chị bán xôi gần trường cho biết: Mỗi sáng chị bán được khoảng 200 suất như vậy. 200 suất xôi sáng được bán thì cũng có từng ấy đồ bằng nhựa như hộp xốp, thìa nhựa, túi ni lông bị thải ra môi trường trong mỗi buổi sáng.

Đây mới là con số của một hàng xôi sáng của một trường tiểu học, rồi còn các hàng xôi, hàng ăn, các chợ dân sinh… thì một ngày lượng tiêu thụ đồ nhựa dùng một lần sẽ khủng khiếp đến mức nào.

Phần xôi sáng bao gồm một hộp xốp, một muỗng nhựa, một túi nylon.

Giờ đây, từ núi cao đến biển sâu, đâu đâu cũng thấy rác thải nhựa là hiển nhiên. Hậu quả của việc sử dụng đồ nhựa trong đó có đồ nhựa dùng một lần là sự ô nhiễm môi trường khủng khiếp mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy.

>> Vì sao rất khó tìm thùng rác ở Nhật?

Tác hại lâu dài là sự ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mỗi người có thể đưa vào cơ thể lượng vi nhựa tương đương với một thẻ 5 gram nhựa một tuần. Thật khủng khiếp.

Dĩ nhiên đồ nhựa nói chung và đồ nhựa dùng một lần nói riêng có tác dụng vô cùng lớn trong đời sống. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể bỏ qua tác hại của nó với sức khỏe con người.

Nhiều nước châu Âu đã có lộ trình cấm đồ nhựa dùng một lần. Đối với Việt Nam chúng ta, khi chưa có những giải pháp tốt để xử lý rác thải nhựa, khi những hạt vi nhựa gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người mà chúng ta vẫn chưa có giải pháp khả dĩ để nhằm hạn chế tác hại… chúng ta nên chọn giải pháp sớm cấm đồ nhựa dùng một lần.

Việc cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần chắc chắn ban đầu sẽ gây ra nhiều khó khăn nhưng con người rất linh hoạt, sẽ có thể thích ứng nhanh với điều này. Trước kia khi không có hộp xốp, túi ni lông… thì chúng ta vẫn ăn xôi được bọc trong lá chuối, vừa thơm ngon, vừa sạch sẽ đó thôi, không dùng ống hút nhựa thì dùng ống hút tre, giấy thì có sao đâu…

Khi chưa có lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì mỗi người chúng ta nên tự điều chỉnh để làm sao hạn chế sử dụng chúng. Chẳng hạn chúng ta có thể dùng đồ tái chế, đi chợ thay vì dùng nhiều túi ni lông thì chúng ta có thể mang làn hay túi…

>> Biến rác thải thành điện chiếu sáng đường phố theo Cách mạng 4.0

Tôi gặp rất nhiều người có trình độ cao, thậm chí có người có mấy bằng đại học mà đi mua cháo dinh dưỡng cho con mà vẫn chấp nhận cảnh xoong cháo đang sôi ùng ục rồi đổ ngay vào cốc nhựa, sau đó cốc nhựa được đóng kín lại để cho cháo nóng.

Nhìn cảnh này thì chẳng cần học cao, chẳng cần có trình độ thì chúng ta cũng có thể hình dung ra được rằng một phần nhựa sẽ bị tan ra khi gặp nhiệt độ cao, lượng nhựa này sẽ hòa vào cháo.

“Bây giờ hoặc không bao giờ” – đây là thông điệp ngày Giờ trái đất 26/3 năm nay. Đó cũng là thông điệp để chúng ta quyết định cấm dùng đồ nhựa dùng một lần sớm.

Nguồn: Anh Phạm (vnexpress.net)

The post Cần nhanh chóng cấm đồ nhựa dùng một lần appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[EVN – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bàn về việc phát triển điện mặt trời và xe điện]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2223 2022-04-08T02:01:36Z 2022-04-08T02:01:34Z Chiều 4/4, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành đã tiếp và làm việc với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Marc E. Knapper về hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Trong đó, hai bên thống nhất việc tiếp tục […]

The post EVN – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bàn về việc phát triển điện mặt trời và xe điện appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Chiều 4/4, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành đã tiếp và làm việc với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Marc E. Knapper về hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Trong đó, hai bên thống nhất việc tiếp tục trao đổi về việc nghiên cứu về chủ đề điện mặt trời và xe điện.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Marc E. Knapper cho biết: Hoa Kỳ đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26. Đồng thời khẳng định: Hoa Kỳ sẽ hợp tác, hỗ trợ với Việt Nam nói chung, EVN nói riêng trong tiến trình chuyển dịch năng lượng.

Ông Marc E. Knapper cũng chia sẻ về những lĩnh vực mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam như: Phát triển các dự án pin tích trữ năng lượng, dự án LNG, hỗ trợ đào tạo cho phía Việt Nam trong lĩnh năng lượng tái tạo. Ngoài ra, một số ngân hàng lớn của Hoa Kỳ cũng rất muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: Sau hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra chương trình hành động và thành lập Ban chỉ đạo COP26. Về vấn đề chuyển dịch năng lượng, Chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp, trong đó có EVN xây dựng lộ trình thay thế nguồn năng lượng hóa thạch bằng nguồn năng lượng không phát thải. Đồng thời, yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi dự thảo Quy hoạch điện VIII theo hướng giảm nhiệt điện than, tăng năng lượng tái tạo.

EVN và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao đổi về kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Cũng tại buổi làm việc, EVN đề xuất phía Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho EVN; hỗ trợ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đào tạo ngắn hạn về các chủ đề nhà máy điện ảo, chứng chỉ năng lượng tái tạo, xe điện; tổ chức chương trình nghiên cứu, học tập thực tế tại Hoa Kỳ về các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác giữa hai bên như: Điện gió ngoài khơi, phát triển nhà máy điện LNG.

Hai bên cũng thống nhất giao nhiệm vụ cho các bộ phận, đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch triển khai, hiện thực hóa các hạng mục hợp tác trong thời gian tới.

Thời gian qua, EVN và các doanh nghiệp, tổ chức Hoa Kỳ cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng. Điển hình, giai đoạn 2020 – 2021, EVN và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hợp tác thực hiện nghiên cứu, đánh giá về tác động của điện mặt trời phân tán đến lưới điện và tài chính của các công ty điện lực.

Đặc biệt, năm 2022, hai bên tiếp tục nghiên cứu phát triển điện mặt trời và xe điện.

Tháng 3/2022, EVN và các chuyên gia tư vấn của Hoa Kỳ cũng đã thực hiện giai đoạn 1 nghiên cứu phát triển nhà máy điện khí LNG tại miền Nam Việt Nam. Hiện tại tư vấn đã hoàn thành dự thảo báo cáo giai đoạn 1 của dự án, EVN đã có ý kiến góp ý đề hoàn thiện thêm báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền./.

Nguồn: NANGLUONGVIETNAM

The post EVN – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bàn về việc phát triển điện mặt trời và xe điện appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Công ty CL http://congtycl.com.vn <![CDATA[Việt Nam là quốc gia đầu tiên EREX cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản]]> https://congtynamkhang.com.vn/?p=2217 2022-04-07T01:43:03Z 2022-04-07T01:43:00Z Nhật Bản đang xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới nhưng lại thiếu nguồn nguyên liệu nên công ty mong muốn có thể nhập khẩu được nguồn nguyên liệu này từ Việt Nam… Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, ông Honda Hitoshi – Chủ tịch Tập đoàn […]

The post Việt Nam là quốc gia đầu tiên EREX cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>
Nhật Bản đang xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới nhưng lại thiếu nguồn nguyên liệu nên công ty mong muốn có thể nhập khẩu được nguồn nguyên liệu này từ Việt Nam…

Lãnh đạo Bộ Công Thương làm việc với ông Honda Hitoshi – Chủ tịch Tập đoàn kiêm TGĐ EREX.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, ông Honda Hitoshi – Chủ tịch Tập đoàn kiêm TGĐ EREX cho biết, Công ty cổ phần EREX là nhà sản xuất, cung cấp điện và cũng là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điện sinh khối tại Nhật Bản.

Việt Nam là đất nước trù phú về nông nghiệp, có nhiều nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực này, chính vì vậy,  ông Honda Hitoshi cho biết công ty rất mong muốn được đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông, tuy Nhật Bản đang xây dựng nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới nhưng tại Nhật Bản lại thiếu nguồn nguyên liệu nên công ty mong muốn có thể nhập khẩu được nguồn nguyên liệu này từ Việt Nam. Nên ngay từ năm 2018, EREX đã trao đổi với các địa phương tại Việt Nam về kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản trong giai đoạn 2021-2026.

Ông Honda Hitoshi cho biết, khu vực có điều kiện tự nhiên để trồng cây cao lương mới tại Việt Nam là Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hậu Giang với tổng diện tích dự kiến triển khai là 12.000 ha.

Ông Honda Hitoshi – Chủ tịch Tập đoàn kiêm TGĐ EREX

Trước mắt, công ty đã trồng thử 30ha từ tháng 7/2021 tại tỉnh Phú Yên. Công ty cũng đang lên kế hoạch trồng thử nghiệm tại Việt Nam để tiến tới nghiên cứu cây sinh khối thân thảo khác nhằm mục đích làm nguyên liệu điện sinh khối theo công nghệ của Nhật Bản.

Hơn nữa, theo ông Honda Hitoshi, Việt Nam là quốc gia đầu tiên EREX cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ xây dựng 1.500 MW điện sinh khối; cắt giảm 27,570kt/năm CO2 vào năm 2035 và phát nguồn điện ổn định.

Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh khối chưa sử dụng ở Việt Nam, phát triển nhiên liệu sinh học mới nhằm góp phần cải thiện thu nhập của nông dân và tạo việc làm liên quan đến vận hành nhà máy điện.

“Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển điện sinh khối trong tương lai”, ông Honda Hitoshi nhận định.

Với kinh nghiệm đã đầu tư và phát triển lĩnh vực này tại Nhật Bản, ông Honda Hitoshi tin tưởng các dự án của EREX được đầu tư tại Việt Nam sẽ được triển khai thành công và Việt Nam sẽ trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu cho điện sinh khối trong khu vực và trên thế giới.

Ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía Bộ Công Thương, Chính phủ Việt Nam để các dự án được triển khai đúng tiến độ và về đích như mục tiêu đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao ý tưởng và chiến lược đầu tư của EREX tại Việt Nam. Ông Diên cho rằng, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch rất tốt cho hiện tại và tương lai nhưng để phát triển được lĩnh vực này cần phải có nguồn điện ổn định.

Theo đó, điện sinh khối cùng với các nguồn điện có tính chất ổn định khác có vai trò quan trọng để khai thác và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời để bù đắp lại sản lượng điện thiếu hụt của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ủng hộ định hướng phát triển của EREX tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, công ty cần sớm thu xếp để làm việc với các cơ quan năng của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, các địa phương ở Việt Nam để có được cái nhìn xác thực và hướng phát triển phù hợp.

Đồng thời khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy được khả năng, nỗ lực và hiệu quả hoạt động của mình tại Việt Nam.

Nguồn VNEconomy

The post Việt Nam là quốc gia đầu tiên EREX cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản appeared first on Công Ty Cổ Phần CL.

]]>